Nhiều chị em vì tình trạng đầu vú bị kéo dài và nở rộng sau thời gian thực hiện thiên chức làm mẹ mà trở nên tự ti về cơ thể của mình. Họ ngại gần gũi và thường xuyên từ chối chồng.

Điều này về lâu dài rất dễ khiến tình trạng hôn nhân gặp trục trặc. Ngoài việc ảnh hưởng đến cảm xúc trong quan hệ vợ chồng, nhiều chị em đầu ti quá to cũng gây khó khăn khi cho bé ti.

Ai nên thu nhỏ nhũ hoa?

  • Đầu ti có kích thước lớn bẩm sinh.
  • Núm vú bị to do hệ quả phát sinh sau quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Đầu ngực bị tác động kéo dài, giãn rộng làm ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ.
  • Trường hợp chị em tự ti vì kích cỡ đầu ti quá lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cho con bú và tình cảm vợ chồng.

Quy trình phẫu thuật thu nhỏ nhũ hoa:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn với bác sĩ

BS tiến hành xem xét tình trạng phì đại của đầu vú, đo vẽ và tư vấn kĩ thuật thu nhỏ phù hợp. Tỉ lệ nhũ hoa cắt bỏ cần phải phù hợp để đảm bảo cân đối với bầu ngược.

Bước 2: Xét nghiệm, kiểm tra sức khỏe

Khách hàng sẽ được tiến hành các xét nghiệm như thử máu, đo huyết áp, kiểm tra tim mạch,… nhằm đánh giá sức khỏe có đủ điều kiện tiến hành phẫu thuật không. Với những trường hợp có tiền sử bệnh lý không cho phép, bệnh viện sẽ từ chối thực hiện.

Bước 3: Tiến hành gây tê

Tại khu vực quầng và núm vú, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật gây tê vô cảm. Bước này giúp khách hàng thoải mái và không có cảm giác gì trong suốt quá trình thực hiện.

Bước 4: Tiến hành phẫu thuật

Dựa trên tình trạng núm vú phì đại theo chiều ngang hay chiều dài và tỉ lệ đo vẽ ở đã thực hiện ở bước thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ một phần đầu ti theo kĩ thuật phù hợp. Kết thúc quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành khâu thẩm mỹ ở tại vị trí vết mổ. Bước này đòi hỏi tay nghề khéo léo và tỉ mỉ nhằm tránh để lại sẹo xấu về sau.